Với nhiều sinh viên ngành Dược khi mới ra trường đều quan tâm đến vấn đề kinh doanh thuốc. Vậy điều kiện để mở nhà thuốc gồm những gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Điều kiện để mở nhà thuốc
Trước hết, các bạn cần phân biệt khái niệm “nhà thuốc” và “quầy thuốc”. Nhà thuốc có thể được mở tại bất kỳ địa bàn nào trên cả nước, được phép bán lẻ thuốc thành phẩm và pha chế thuốc theo đơn, đồng thời được quyền thay thế thuốc cùng loại trong đơn. Tuy nhiên, quầy thuốc lại chỉ được mở tại những khu vực ngoại thành và được phép bán lẻ thuốc thành phẩm nhưng không được thay thế thuốc trong đơn.
Ngày 10/04/2016, Quốc hội đã thông qua “Điều kiện mở nhà thuốc là gì?” trong bản dự thảo về Luật Dược. Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trong bộ luật này chính là điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược và phải đáp ứng được những điều kiện nào mới có thể mở được quầy thuốc hoặc nhà thuốc. Cụ thể điều kiện để mở nhà thuốc, quầy thuốc như sau:
- Để có thể mở được nhà thuốc thì các bạn bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ đại học trở lên và phải có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở chuyên môn về thuốc trong thời gian ít nhất là 2 năm.
- Điều kiện để mở được quầy thuốc là các bạn phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ngành Dược và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh về thuốc trong thời gian ít nhất là 1,5 năm.
Tìm hiểu các điều kiện để mở nhà thuốc, quầy thuốc
Vậy học trung cấp dược có được mở hiệu thuốc không? Với các điều kiện trên, có thể thấy những sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng dược và thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc khoảng 18 tháng chỉ đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Còn nếu muốn mở nhà thuốc thì các bạn phải học liên thông lên đại học và có thời gian thực hành nghề nhiều hơn.
Các loại giấy tờ cần có trước khi mở nhà thuốc, quầy thuốc gồm:
- Chứng chỉ hành nghề Dược do sở Y tế cấp.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề Dược do sở Y tế ban hành.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận/huyện cấp.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần quan tâm đến các điều kiện đối với địa điểm và trang thiết bị của nhà thuốc, quầy thuốc như sau:
- Quầy thuốc phải cao ráo, sạch sẽ và có diện tích tối thiểu là 10m2, đồng thời nhiệt độ trong quầy luôn đảm bảo ở mức dưới 30 độ C cùng với độ ẩm dưới 75%. Ngoài ra, trần nhà phải chắc chắn, tránh mưa, nắng, bụi. Điều này giúp đảm bảo tốt nhất trong quá trình bảo quản và mua bán thuốc.
- Có đầy đủ trang thiết bị cần thiết như tủ, khay đếm, túi đựng thuốc… Các loại thuốc khác nhau được phân loại khoa học để tránh nhầm lẫn và để dễ quản lý. Nhà thuốc cũng cần trang bị thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy nổ.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Dược cần phải có chứng chỉ hành để có đủ điều kiện làm việc trong lĩnh vực y dược như tự mở được quầy thuốc hay đảm nhiệm trực tiếp công việc quản lý tủ thuốc ở trạm y tế. Tuy nhiên, không phải chỉ cần tốt nghiệp ngành Dược là bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Mà các bạn cần phải đáp ứng các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược theo cơ sở Luật định đã được Nhà nước đưa ra để qua đó đối chiếu trước khi cấp cho người hành nghề. Các bạn cần nắm rõ những điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Dược dưới đây.
Tìm hiểu các điều kiện để mở nhà thuốc, quầy thuốc
Về văn bằng
Đầu tiên, các bạn cần phải có một trong các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và từng hình thức của cơ sở kinh doanh. Cụ thể:
- Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược.
- Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Y đa khoa, ngành Y học Cổ truyền hoặc Đại học ngành Dược Cổ truyền, ngành sinh học, ngành hóa học.
- Bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược.
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp Dược.
- Bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp ngành Y.
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp Y học Cổ truyền hoặc Dược học Cổ truyền.
- Văn bằng chứng chỉ sơ cấp Dược.
- Giấy chứng nhận về lương Y, giấy chứng nhận về lương Dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về Y Dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Về thời gian thực hành
Để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược, bạn cần phải có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh Dược, bộ phận Dược của cơ sở khám chữa bệnh hoặc các cơ sở nghiên cứu Dược, kiểm nghiệm thuốc… phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:
- Đối với người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược.
- Đối với người có trình độ chuyên khoa sau Đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ.
- Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm I Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Về sức khỏe
Người xin chứng chỉ hành nghề Dược phải có giấy chứng nhận sức khỏe để hành nghề do cơ sở Y tế có thẩm quyền cấp.
Những hành vi nghiêm cấm
Để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược thì bạn phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án; đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án.
- Trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Sau khi có giấy phép hành nghề Dược, tiếp theo các bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định xem bạn có được mở hiệu thuốc hay không. Bạn phải có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc kinh doanh thuốc tây cần rất nhiều yêu cầu pháp lý rất nghiêm ngặt, do đó, bạn phải thực hiện tốt và đầy đủ các thủ tục cần thiết theo đúng quy định.
Tổng hợp