Contents
Nhiệm vụ của một người làm Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng rất đa dạng trong quá trình điều trị cho người bệnh dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa. Vậy 8 nhiệm vụ của Kỹ thuật viên phục hồi chức năng được quy định như thế nào?.
8 nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Phục hồi chức năng được xem là bước phát triển thứ 3 của Y học hiện đại, sau phòng bệnh và chữa bệnh.
Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ thông tin cho bạn đầy đủ 8 nhiệm vụ của Kỹ thuật Phục hồi chức năng đã được quy định rõ ngay tại mục 71 phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT.
Theo đó, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phía trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa, nhiệm vụ của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cụ thể như sau:
- Sử dụng đến các thiết bị Y tế
- Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của thiết bị trước khi sử dụng.
- Vận hành thiết bị đúng theo quy trình Kỹ thuật bệnh viện theo đúng y lệnh của bác sĩ.
- Tắt máy trước khi sử dụng thiết bị
- Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng sẽ trực tiếp hướng dẫn, động viên người bệnh cũng như gia đình đình bệnh nhân biết được về cách luyện tập ở nhà theo đúng với quy định kỹ thuật bệnh viện và bảo đảm an toàn.
- Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cũng có nhiệm vụ trong việc kiểm tra thiết bị chuyên sử dụng trước khi dùng cho người bệnh bảo đảm được an toàn trong suốt quá trình điều trị.
- Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng sẽ bảo đảm thực hiện theo đúng chế của bệnh viện, cần phải chú ý đến việc thực hiện:
- Quy chế công tác khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng và quý chế quản lý và dùng vật tư cũng như các thiết bị Y tế.
- Ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc Kỹ thuật Phục hồi chức năng.
- Bảo quản từng thiết bị cũng như phương tiện nhằm tránh hư hỏng toàn bộ mọi mát.
- Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng sẽ không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang còn hoạt động.
- Khi sửa chữa máy móc, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng phải luôn luôn có mặt cùng với thợ để sửa chữa.
- Từng Kỹ thuật viên cũng cần phải học tập để nâng cao về trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ và tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện Kỹ thuật Phục hồi chức năng cộng đồng theo đúng với sự phân công.
- Tổ chức họp bệnh nhân theo định kỳ, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
8 nhiệm vụ của Kỹ thuật Phục hồi chức năng trên đã được nêu trong quy định và người làm trong công tác này cần tuân thủ tuyệt đối để tránh xảy ra sai xót cho người khám chữa bệnh.
Các hình thức phục hồi chức năng phổ biến
Kỹ thuật Phục hồi chức năng là sử dụng kết hợp các biện pháp gồm cả y học, kinh tế, xã hội, giáo dục để giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường, được tham gia các hoạt động xã hội, được thoải mái về tâm lý.
Hình thức phục hồi chức năng tại bệnh viện
Đây là hình thức phục hồi tại viện, sử dụng dụng cụ, thiết bị để nghiên cứu, chữa trị cho những trường hợp tàn tật cần phục hồi khó. Tại viện có nhiều bác sĩ, kỹ thuật viên trị liệu có tay nghề cao có thể thực hiện được những ca phục hồi khó. Tuy nhiên giá thành cao, vì vậy số lượng người điều trị tại viện sẽ không nhiều.
Hình thức phục hồi chức năng ngoại viện
Điều trị ngoại trú bệnh nhân không phải di chuyển khỏi nơi sinh sống mà sẽ thực hiện trị liệu tại nhà. Chi phí chữa trị thấp nhưng có nhược điểm là dễ bị thiếu dụng cụ tập luyện, không đủ kỹ thuật viên, thiết bị thiếu chuyên nghiệp và không có khả năng thực hiện các liệu pháp trị liệu ở trình độ cao.
Hình thức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Đây là hình thức áp dụng cho các đối tượng như người tàn tật, gia đình người tàn tật, chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Đây là hình thức có số lượng người tham gia nhiều nhất, những đối tượng này sẽ được truyền dạy các phương pháp phục hồi chức năng và được phục hồi ngay tại cộng đồng. Ưu điểm của hình thức này là có ý nghĩa khoa học, nghiên cứu, nhân văn cao, người bệnh sẽ không phải di chuyển xa, đỡ tốn kinh phí.
Đối tượng điều trị Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
- Người bị những hạn chế hoặc gặp phải rối loạn tâm thần như rối loạn tâm lý hay thiểu năng trí tuệ
- Người khuyết tật do bẩm sinh như câm, nói ngọng, cận thị, đi lại khó khăn.
- Người bị khuyết tật do khiếm khuyết về cơ thể như sinh ra đã dị dạng, không có chân hoặc tay, tăng trưởng chiều cao kém, lùn.
- Người bị tai nạn sau phẫu thuật, chấn thương do thể thao, bị bệnh tuổi già
- Các bệnh nhân khoa nội, khoa ngoại, nhi khoa
Hiện nay, theo đánh giá, nước ta đang còn rất hạn chế nguồn nhân lực cho ngành Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng. Vì vậy thời điểm này, việc lựa chọn ngành học Vật lý trị liệu Phục hồi chức sẽ hứa hẹn một tương lai tốt cho sinh viên theo học.
Toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho bạn được biết rõ về 8 nhiệm vụ của Kỹ thuật viên phục hồi chức năng được quy định như thế nào. Từ đó, kỹ thuật viên sẽ biết cách áp dụng chính xác nhiệm vụ nào cần thực hiện vào mỗi công việc cụ thể.