Breaking News

Tân sinh viên – Con mồi ” ngon” cho kẻ phạm tội

Tân sinh viên – Những “con mồi ngon ” cho những kẻ phạm tội, các em luôn nằm trong mục tiêu và tầm ngắm của nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi lừa gạt, lôi kéo các em tham gia các công ty, tổ chức hoạt động không lành mạnh. Là những kẻ lừa đảo, luôn tìm mọi cách để lấy tiền, lấy tình của các em tân sinh viên.Vì vậy, bài viết dưới đây của chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các em những chiêu trò lừa đảo của kẻ phạm tội, các em cần chú ý và tránh xa nhé.

Lợi dụng các em tân sinh viên đang còn non nớt, mới lên thành phố nhập học, chưa hiểu biết nhiều về các chiêu lừa đảo nên đã trở thành ” miếng mồi ngon” của những kẻ phạm tội. Để các em có thể tránh và bảo vệ mình, hôm nay 3sacmau.vn muốn chia sẻ đến các em những chiêu lừa đảo quen thuộc, các em cần lưu ý, cảnh giác nhé.

Cẩn thận ” sập bẫy” đa cấp

tan-sinh-vien-con-moi-ngon-cho-ke-pham-toi
Đừng để kẻ lừa đảo làm bạn ” sập bẫy” đa cấp ( Ảnh: Minh họa)

Đa cấp, cái tên không còn xa lạ với các anh chị sinh viên năm 2, năm 3 nữa. Đối với các anh chị sinh viên năm 2, năm 3 và 4 đều ít nhiều đã va chạm với hình thức kinh doanh này. Đã không ít nhiều tân sinh bị lôi kéo vào hội đa cấp, với lời mời gọi tham gia mật ngọt, cơ hội kiếm tiền nhanh.

Một trong những dấu hiệu nhận biết của những người mời gọi đa cấp đó là, con trai thường mặc vest , áo trắng quần âu, nhìn rất chỉn chu và sang trọng. Con gái thường mặc áo sơ mi trắng, zip đen, đi dày cao gót nhìn rất lịch sự và như một cô gái công sở thành đạt vậy. Họ thường đứng tại cổng các trường đại học cùng với lời mời chào ngọt ngào, phúc lời cao để lừa ” con mồi ” sập bẫy. Đối tượng chủ yếu là các em tân sinh viên.

Trước khi mời gọi vào nhóm đa cấp , họ sẽ hỏi em có phải là sinh viên năm nhất không? nếu phải họ tiếp tục dở mọi chiêu trò và lời mời chào hấp dẫn để lừa các em. Nếu các em đồng ý, các em đã gần như ” sập bẫy”  đa cấp, các em sẽ được tham gia hội nghị và được nghe diễn thuyết về cách kiếm tiền, cách bán hàng như thế nào. Các em có chú ý đến cách nói của họ, hầu hết ai cũng nói giống ai, vẫn là bài ” em có muốn giàu có”? ” Em có muốn tự tin hơn trong giao tiếp”,..lợi dụng các em tân sinh viên có nhu cầu tìm việc, cũng như muốn tăng khả năng giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. Mà các trở thành đối tượng, ” mồi” của những kẻ đa cấp.

Bạn Thanh (  23 tuổi, tốt nghiệp trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã được 1 năm) chia sẻ rằng: ” Mình nghĩ 5 năm trước mình cũng đã từng bị 1 , 2 lần đa cấp đưa vào ” hang ổ”, đó công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy, phía sau nghĩa trang Mai Dịch.  Mình cũng từng bị anh chị đa cấp lừa bằng cách tham gia sự kiện tại trường đai học thương mại, với nhiều trò chơi hấp dẫn, mình không nghi ngờ gì nên cũng tham gia. Bạn biết không? lúc đến đại học Thương Mại mình mới biết mình bị lừa đến một nơi khác, nơi tổ chức hội nghị đa cấp. Và lúc đó mình biết đa cấp là gì và cũng được anh chị mình nói nên tránh xa đa cấp, họ lừa mình tham gia chỉ vì tiền thôi. Hôm đó mình phải tìm mọi cách để thoát khỏi đó, sau khi ra khỏi đó mình vẫn chưa hết sợ hãi. Vì vậy, các em sinh viên hãy nhớ rằng, đừng tin bất kì một ai nếu đó là người em không quen, hoặc cũng đừng quá tin những người bảo là bạn của chị hay bạn của mẹ. Vì bất kì ai cũng có thể lừa các em, nhất là tân sinh viên mới ra thành phố như các em.”

Những bảng tin tuyển dụng không rõ ràng

Đối với nhiều em tân sinh viên, vừa nhập học được 2- 3 tháng đều muốn đi tìm một công việc làm thêm để có thể tăng thu nhập bản thân. Hiểu biết ít, bạn bè, người thân không có nên các em dễ dàng bị những kẻ lừa đảo dụ dỗ.

tan-sinh-vien-con-moi-ngon-cho-ke-pham-toi
Tin tuyển dụng không rõ ràng- Một trong những cái ” bẫy” của kẻ lừa đảo. (Ảnh : Minh họa)

Với những em tân sinh viên cần việc làm dễ bị ” sập bẫy” bởi những tin tuyển dụng việc làm, được dán tràn lan tại các trạm xe bus, hay các tường đường phố Hà Nội, các ngõ ngách. Những thông tin được đăng trên chủ yếu là: cần tuyển gấp 15-20 người, công việc nhẹ nhàng, lương cao, không cần kinh nghiệm, và chỉ để lại số điện thoại mà không có địa chỉ làm việc cụ thể, công việc chủ yếu là bán hàng, bán vé xem phim, hay nhặt bóng tenis, .. Đó thường là những công ty lừa đảo, các em cần chú ý và không nên tìm việc ở những bảng tin tuyển dụng như vậy.

Chiêu trò mua đồ ủng hộ

Nhiều người lợi dụng lòng tin cũng như tình thương đối với những người gặp khó khăn mà dở ra những chiêu trò lừa đảo. Những người này thường đứng trên đường và đứng tại các bến xe, khi họ mời bạn mau tăm ủng hộ thì bạn nên từ chối và đừng quan tâm đến họ. Nếu bạn hỏi lại đồng nghĩa với việc ” cá đã sắp bị cắn câu”.

tan-sinh-vien-con-moi-ngon-cho-ke-pham-toi
Mời mua tăm ủng hộ người nghèo thực tế là lừa đảo ( Ảnh: Minh họa)

Bạn Hương Linh ( 20 tuổi, sinh viên trường Sư Phạm) kể rằng: ” Em nhớ có một lần em ra bắt xe bus tai bến xe Mỹ Đình, đang đứng trước cổng thì có một người phụ nữa cầm trên tay một cuốn sách và một ít gói tăm đến nói chuyện. Bảo em mua tăm ủng hộ gì gì đó, em hỏi chị ủng hộ gì thì chị hỏi tên và số điện thoại và ghi tên, sau đó bảo em đã đồng ý mua nên bắt em đưa 20.000 gói. Em bảo em có nói mua thì bảo em đã ghi tên vào đây rồi nên phải mua.”

Như lời kể của Linh thì đây là một trong những hình thức lừa đảo của những kẻ ” rình mồi”, vì vậy các em nên cảnh giác và tránh xa những đối tượng này, để tránh trường hợp bị ” ăn vạ” nhé.

Ngoài ra, Các em nên tránh xa những người không quen biết nhờ xin cuộc điện thoại, hay nhờ bấm điện thoại hộ, trẻ lạc xin dẫn đường về nhà, xin tiền vì bị trộm lấy mất túi,…Cũng không ít trường hợp mất hết tải sản do bị bỏ thuốc, hay bị bỏ thuốc và nhận là người thân trên xe bus đưa đi bệnh viện để bắt cóc hoặc cướp đoạt hết tài sản.

Vì vậy, các em sinh viên hãy luôn cảnh giác và đừng để những kẻ lừa đảo có cơ hội tiếp cận . Ra đường không nên mang theo những đồ có giá trị và hãy nhớ rằng, bọn lừa đảo ngày càng xảo trá và tinh vi hơn nên các em cần phải cẩn thận, đề phòng mọi trường hợp nhé.

Rate this post
Facebook Comments